Những thủ lĩnh khủng bố khét tiếng đã bị Mỹ tiêu diệt
Ngày 16.1, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Lê Duy Sáng, cựu cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất và kỹ thuật địa chính (Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh), để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo tài liệu điều tra, năm 2019, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đề án quy hoạch thực hiện dự án hạ tầng khu dân cư nông thôn tại thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài, H.Thạch Hà, Hà Tĩnh (nay xã Thạch Đài thuộc TP.Hà Tĩnh) và giao Sở TN-MT thực hiện hồ sơ, thủ tục để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án.Đến tháng 7.2021, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đấu giá và Công ty CP tập đoàn Hà Mỹ Hưng trúng thầu khu đất để thực hiện dự án khu dân cư với giá hơn 400 tỉ đồng. Sau khi được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt kết quả trúng đấu giá, tháng 12.2021, Công ty CP tập đoàn Hà Mỹ Hưng bắt đầu triển khai thi công dự án khu dân cư và đến tháng 7.2023 thì bắt đầu mở bán.Thời điểm này, ông Lê Duy Sáng đang là cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất và kỹ thuật địa chính (Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh) được giao nhiệm vụ hỗ trợ chuyên viên khác trong cơ quan để xây dựng hồ sơ, thủ tục phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất của khu đất này.Dù không có trách nhiệm, không được ủy quyền hay hợp tác với Công ty CP tập đoàn Hà Mỹ Hưng nhưng ông Lê Duy Sáng đã đưa ra thông tin gian dối như mua được đất nền, căn hộ tại dự án khu dân cư với giá gốc.Tin lời Sáng, anh L.V.T (36 tuổi, ngụ tại P.Nam Hà, TP.Hà Tĩnh) đã đưa cho nghi phạm này hơn 7 tỉ đồng để nhờ đặt mua đất nền. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền từ anh T., ông Sáng không thực hiện việc mua bán mà sử dụng để chi tiêu cá nhân và trả nợ.Sau khi biết bị lừa, anh T. làm đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh, tố cáo ông Sáng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Metro số 2 tăng tốc
Được thi đấu trên sân nhà ở trận chung kết lượt về đội tuyển Thái Lan nhập cuộc với tinh thần thần rất cao. Đội chủ sân Rajamangala cầm bóng 61%, tung ra 13 cú sút (nhiều hơn 3 lần so với đội tuyển Việt Nam) nhưng phải nhận thất bại 2-3. Đồng thời, Thái Lan cũng mất luôn ngôi vô địch AFF Cup 2024 vào tay đội tuyển Việt Nam khi thua với tổng tỷ số 3-5 sau 2 lượt trận.Ngay khi trận chung kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan khép lại, trang Khao Sod đã có bài viết với tiêu đề “1 trận đấu, 1000 sự kiện! Đội tuyển Thái Lan chỉ còn 10 cầu thủ, thua Việt Nam và bỏ lỡ chức vô địch Đông Nam Á”. Trang báo xứ Chùa vàng cho rằng đội tuyển nước nhà đã bị cuốn quá nhiều vào diễn biến trên sân, không thể hiện được bản lĩnh của mình để rồi mất chức vô địch.“Thua 1-2 trên sân của Việt Nam, Thái Lan dồn ép đối thủ từ những phút đầu nhằm tìm bàn thắng. Thế nhưng, đội bóng của ông Masatada Ishii một lần nữa nhận đòn đau khi Tuấn Hải mở tỷ số từ sớm. Cho đến phút 27, các CĐV Thái Lan trong sân đã được hò reo vang dội sau cú sút của Benjamin Davis, cân bằng tỷ số 1-1. Nửa sau hiệp 1, đội tuyển Thái Lan chơi khởi sắc cho đến phút 64 thì xảy ra bước ngoặt khi Supachok Sarachat tung cú sút xa đẹp mắt, gỡ hòa 2-2. Dù vậy, đến phút 74, Veerathep Pomphan phải nhận thẻ đỏ, đội tuyển Thái Lan lại liên tiếp nhận những cú đau bất ngờ. “Voi chiến” mất đi thế trận, bị cuốn vào lối đá của đối thủ, liên tục gặp sai lầm. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam càng thi đấu càng bản lĩnh, có 2 bàn thắng ở những phút cuối. Thất bại 2-3 ngay trên sân nhà, Thái Lan ngậm ngùi nhìn Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ 3”, trang Khao Sod viết.Trong khi đó, trang Pattaya nhấn mạnh, những sự cố ở trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan như việc Xuân Son bị chấn thương hay bàn thắng gây tranh cãi khiến đội bóng của HLV Masatada Ishii không giữ được sự điềm tĩnh cần thiết.Trang Pattaya phân tích: “Sau bàn gỡ hòa 1-1, phút 30, tâm trạng của Thái Lan còn nhẹ nhõm hơn khi Việt Nam gặp tin dữ vì tiền đạo số 1 Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng, phải thay bằng Tiến Linh. Bắt đầu từ đây, hàng thủ của Thái Lan dường như cũng mất đi sự cảnh giác vốn có từ đầu trận. Tình huống thứ 2, sau khi thủ môn Việt Nam đưa bóng ra ngoài ở phút 62, cầu thủ Thái Lan ném biên, tiếp tục thi đấu trong sự phản ứng của cầu thủ Việt Nam. Supachok Sarachat ghi bàn, đầy tranh cãi nổ ra nhưng cuối cùng trọng tài cũng không bận tâm và công nhận bàn thắng. Thấy được đối phương bị ảnh hưởng tâm lý, cầu thủ Thái Lan bắt đầu đẩy cao nhịp độ nhưng chúng ta lại không có sự bình tĩnh cần thiết. Veerathep Pomphan chơi rắn từ đầu trận nhưng vẫn không hạ nhiệt và nhận thẻ đỏ. Hàng thủ phối hợp không tốt, Pansa Hemviboon lúng túng đá phản lưới nhà. Tệ hơn, đến phù bù giờ, hơn 50.000 CĐV Thái Lan ở Rajamangala còn chứng kiến bàn thua thứ 3, qua đó giúp Việt Nam hiên ngang vô địch”.Tờ báo thể thao hàng đầu của Thái Lan - Siamsport viết sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: “Kể từ năm 1996, AFF Cup đã được tổ chức 15 lần. Trong đó, Thái Lan là quốc gia giành chức vô địch nhiều nhất: 7 lần. Nhưng rồi chúng ta vẫn chưa phá được "cái dớp" bí ẩn là giành chức vô địch 3 kỳ liên tiếp. Đau đớn hơn, lần này Thái Lan kết thúc giải đấu với chỉ 10 người, bị đội tuyển Việt Nam đánh bại ngay trên sân nhà”. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 23.1.2024
Sáng 24.2, giá USD thế giới giảm nhẹ. Chỉ số USD-Index hiện đứng ở mức 106,16 điểm, giảm 0,4 điểm so với hôm qua. Tại Việt Nam, tỷ giá trung tâm giữa VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.646 đồng, tăng 8 đồng so với cuối tuần qua. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng đi ngang. Chẳng hạn, Vietcombank tăng 20 đồng, đưa giá mua chuyển khoản lên 25.340 đồng, bán ra lên 25.700 đồng. Ngân hàng ACB giữ nguyên giá mua chuyển khoản ở mức 25.350 đồng, bán ra 25.700 đồng như cuối tuần qua… Riêng USD tự do cũng tăng thêm 10 đồng, đưa giá mua lên 25.670 đồng, bán ra lên 25.770 đồng.Trong báo cáo vĩ mô mới cập nhật, Chứng khoán VPBank (VPBS) nhận định biến động tỷ giá VND/USD phản ánh thực trạng áp lực tăng cao từ các yếu tố vĩ mô và xu hướng điều chỉnh của thị trường ngoại hối trong bối cảnh quốc tế đầy biến động. Chỉ số USD-Index ghi nhận mức tăng liên tục từ cuối năm 2024 và đạt gần 109 điểm vào tháng 1 cho thấy sự mạnh lên của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác. Trong tháng 2, chỉ số này giảm và dao động ổn định trong khoảng 106 - 109 điểm.Những bất định từ chính sách thương mại và căng thẳng địa chính trị đã khiến các nhà đầu tư thận trọng. Theo đánh giá từ nhóm phân tích, USD-Index dự kiến sẽ duy trì mức ổn định trong ngắn hạn khi triển vọng dài hạn phụ thuộc vào diễn biến của chính sách thương mại và các khác biệt tiền tệ toàn cầu. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Nhìn chung, mặc dù thị trường ngoại hối Việt Nam chịu áp lực từ đồng USD mạnh, nhưng các biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước đang tích cực góp phần kiểm soát đà mất giá của VND. Do đó, các chuyên gia VPBS kỳ vọng, tổng thể mức mất giá của VND trong năm được giới hạn trong khoảng 5% dựa trên các yếu tố nội sinh như thặng dư thương mại, dòng FDI và kiều hối...
Lần đầu tiên, Liên hoan phim Sinh viên quốc tế (ISMA 2025) diễn ra tại Việt Nam do Trường ĐH Văn Lang đăng cai tổ chức, thời gian từ nay tới tháng 6, nhấn mạnh vai trò của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong lĩnh vực nghệ thuật, truyền thông.Sự kiện này quy tụ sinh viên của gần 100 trường ĐH từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, có nhiều trường nổi tiếng như Học viện Nghệ thuật điện ảnh Bắc Kinh, ĐH Nghệ thuật Trung Quốc (China Academy of Art), ĐH New York, ĐH Michigan State... cùng nhiều trường từ Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Úc, Brazil...ISMA 2025 gồm 3 hoạt động chính nhằm thúc đẩy sự kết nối giữa sinh viên và chuyên gia trong lĩnh vực nghệ thuật. Thứ nhất, cuộc thi nghệ thuật truyền thông (Media Art Contest) diễn ra trực tuyến dành cho sinh viên từ các trường ĐH trên thế giới. Cuộc thi này bao gồm 4 hạng mục chính: Phim ngắn (10-30 phút), nghệ thuật hoạt hình (3-10 phút), nghệ thuật tương tác (1-10 phút) và tự sự bằng AI (1-4 phút). Hạn chót nộp bài là 30.6. Mỗi hạng mục đều nhấn mạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến để thể hiện những ý tưởng nghệ thuật mới mẻ.Thứ hai, 72-Hour Workshop là một hoạt động thực tế diễn ra tại TP.HCM, trong đó sinh viên được phân thành 20 đội để tham gia một cuộc thi làm phim kéo dài 72 giờ. Các đội sẽ thực hiện phim với các chủ đề xoay quanh "Con người – Dòng sông – Môi trường”. Cuối cùng là diễn đàn học thuật dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục thiết kế (Academic Forum) thảo luận về xu hướng truyền thông trong tương lai.Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho biết: "ISMA 2025 có chủ đề 'Truyền thông Tương lai: Con người – Dòng sông – Môi trường' khuyến khích sinh viên khám phá các mối liên kết con người, thiên nhiên và xã hội. Liên hoan phim ISMA 2025 được tổ chức tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật và truyền thông số". Theo tiến sĩ Tuấn, sinh viên các trường ĐH có thể gửi tác phẩm tham gia cuộc thi, so sánh kỹ năng với bạn bè quốc tế và tiếp cận những xu hướng công nghệ mới nhất. Ngoài ra, hoạt động trải nghiệm thành phố kéo dài 72 giờ là cơ hội để sinh viên học hỏi, phát triển kỹ năng, thúc đẩy mạng lưới và giao lưu kiến thức giữa sinh viên, chuyên gia và nhà nghiên cứu trong ngành.Liên hoan phim Sinh viên quốc tế ISMA được thành lập tại Thanh Đảo, Trung Quốc vào năm 2017, sau đó được tổ chức tại Quý Dương, Trung Quốc (2018); Thượng Hải - Malaysia (2019); ĐH Bang Middle Tennessee, Mỹ (2023); ĐH Kookmin, Hàn Quốc (2024) và lần thứ 6 được tổ chức tại Trường ĐH Văn Lang (2025).
Trao tiền bạn đọc hỗ trợ thầy giáo và anh thợ hồ có hoàn cảnh đặc biệt
Ngày 3.2, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ban hành công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công, đặc biệt là các cơ sở nhà, đất trên địa bàn.Theo đó, Sở Tài chính được giao chủ trì, phối hợp Sở TN-MT cùng các đơn vị liên quan rà soát, lập phương án xử lý các tài sản công, trụ sở làm việc chưa được sử dụng hiệu quả hoặc không đúng mục đích. Việc xử lý sẽ được tham mưu để Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, nhằm ngăn chặn tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước. Riêng các cơ sở nhà, đất thuộc diện thu hồi theo quy định của luật Đất đai năm 2024, Sở TN-MT có trách nhiệm trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi và xử lý đúng quy định, thay vì thực hiện quy trình sắp xếp lại theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản công. Đồng thời, các đơn vị liên quan phải đảm bảo không để xảy ra tình trạng né tránh trách nhiệm, dẫn đến việc chậm trễ xử lý nhà, đất công. Sở Xây dựng được giao nhiệm vụ tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 đối với khu đất 6,26 ha tại khóm 5, P.5, TP.Cà Mau, vốn được thu hồi từ Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - công ty cổ phần. Trong thời gian chờ hoàn tất các thủ tục xử lý tài sản công theo quy định, tỉnh thống nhất chủ trương giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức khai thác ngắn hạn đối với các khu đất do đơn vị này quản lý. Sở TN-MT có trách nhiệm chỉ đạo trung tâm thực hiện trình tự, thủ tục cho thuê đất ngắn hạn đúng quy định, đảm bảo nguồn lực đất đai được khai thác hiệu quả. Việc triển khai các nhiệm vụ trên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo đúng mục đích, tránh thất thoát, lãng phí và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.